Đường dây nóng cứu hộ, cứu nạn: 02437.333.664 - 02437.349.821 - 069.696.348 - Fax:02437.333.845

Thống kê truy cập Online: 268 Tổng số truy cập: 7,645,913

< 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 >

Họp giao ban trực tuyến đối phó với đợt mưa lũ ( kéo dài từ ngày 31/7 đến ngày 05/8) tại các tỉnh Bắc Bộ

Để chủ động đối phó với tình huống mưa, lũ trong thời gian tới, vào lúc 13 giờ ngày 30/7, Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Cao Đức Phát đã chủ trì buổi họp giao ban trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh trở ra và các thành viên Ban chỉ đạo để triển khai các biện pháp ứng phó.

Để chủ động đối phó với tình huống mưa, lũ trong thời gian tới, vào lúc 13 giờ ngày 30/7, Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Cao Đức Phát đã chủ trì buổi họp giao ban trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh trở ra và các thành viên Ban chỉ đạo để triển khai các biện pháp ứng phó.

Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, từ ngày 26/7-30/7, tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh. Mưa lũ đã làm 17 người chết, 08 người bị thương, 19 nhà sập đổ hoàn toàn, 3.700 nhà bị ngập, 1.065 ha lúa, hoa màu và 433,3 ha và 880 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, 33.600m3 đất đá sạt lở và nhiều điểm trên các tuyến đường giao thông bị ngập lụt. 

Sau khi nghe Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương báo cáo về tình hình dự báo đợt mưa lũ sắp tới và ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương, Bộ trưởng – Trưởng ban đã chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, cụ thể là:

1.     Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục các biện pháp khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ, tiếp tục tìm kiếm người mất tính trên biển;

2.     Các địa phương theo dõi sát thông tin cảnh báo về mưa lũ, rút kinh nghiệm trong thời gian qua, cần chuyển các thông tin về cảnh báo thiên tai đến từng hộ gia đình và từng người dân. Cần phát huy hệ thống thông tin truyền thông ở địa phương; cập nhật tình hình, các biện pháp chỉ đạo ứng phó đến các huyện, xã;

3.     Đối với các hồ chứa, cần tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn hồ. Đối với các hồ chứa đã đầy nước và có nguy cơ cao thì cần bố trí lực lượng thường trực, theo dõi và vận hành một cách hợp lý để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du;

4.     Đối với hệ thống đê điều: cần kiểm tra và có biện pháp xử lý những điểm không an toàn. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để xử lý các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu;

5.     Chủ động triển khai các phương án tiêu nước đệm, tiêu úng đảm bảo sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước đô thị tại các thành phố lớn;

6.     Đối với các tỉnh có tàu thuyền hoạt động ở Vịnh Bắc Bộ cần theo dõi, kiểm đếm chặt chẽ; có hướng dẫn cho ngư dân vào các nới trú tránh an toàn khi có sóng to, gió mạnh trên biển;

7.     Bộ Công thương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh để mời các chuyên gia đánh giá tình trạng sạt lở của các bãi thải than; chỉ đạo tập đoàn Than Việt Nam kiểm tra các hầm mỏ để đảm bảo an toàn;

8.     Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn bố trí lực lượng ém sẵn tại các vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng; bố trí sẵn các phương tiện để đi ứng cứu khi có yêu cầu;

9.     Bố trí trực ban 24/24h, thường xuyên giữ thông tin liên lạc với Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN và văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo.

Văn phòng thường trực BCĐ TW PCTT