Đường dây nóng cứu hộ, cứu nạn: 02437.333.664 - 02437.349.821 - 069.696.348 - Fax:02437.333.845

Thống kê truy cập Online: 233 Tổng số truy cập: 7,613,099

< 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 >

Hội thảo “Kiểm soát sạt lở bờ sông Đồng bằng sông Cửu Long- thách thức và giải pháp” tại Sóc Trăng ngày 6-7/06/2015

Nhằm chia sẻ các sáng kiến, kinh nghiệm về phòng, chống sạt lở bờ sông, ven biển, cùng đưa ra nhận định về xu thế trong giai đoạn tới và đề xuất các giải pháp phòng, chống sạt lở, bờ sông, bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) và UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Kiểm soát sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long – thách thức và giải pháp” tại Sóc Trăng trong 02 ngày 5, 6 tháng 6 năm 2015.

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng; ông Lâm Văn Mẫn – Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, ông Christian Henckes – Giám đốc Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) cùng lãnh đạo các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đại biểu tới từ 20 tỉnh, thành ven biển trong cả nước, đại điện các cán bộ quản lý, viện, trường đại học và các nhà khoa học.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng phát biểu khai mạc

Hội thảo đã được nghe các ý kiến tham luận của Cục Phòng, chống thiên tai, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ, Nam Định, và các chuyên gia đến từ chương trình ICMP, Dự án EbA, chuyên gia JICA về thực trạng sạt lở bờ sông bờ biển tại đồng bằng sông Cửu Long và kinh nghiệm phòng, chống sạt lở tại các vùng miền trên cả nước.

Các đại biểu tham dự

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Theo báo cáo của các cơ quan liên quan, trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm sạt lở đã lấy đi 500 ha đất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với tốc độ sạt lở dọc theo bờ biển có nơi lên đến 30 – 40 m/năm. Có 20 điểm đang có diễn biến sạt lở với tổng chiều dài trên 200km, chiểm khoảng ¼ tổng chiều dài bờ biển toàn vùng. Hầu hết các tỉnh tiếp giáp với biển đều có tình trạng sạt lở, những nghiêm trọng nhất vẫn là khu vực các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Tình trạng sạt lở bờ sông cũng diễn biến phức tạp, hiện ở đồng bằng sông Cửu Long có 265 điểm sạt lở với tổng chiều dài sạt lở lên đến 450 km.

Nhiều mô hình trình diễn về các giải pháp mềm, sử dụng vật liệu địa phương, gây bồi, phát triển rừng ngập mặn, thân thiện môi trường đã được giới thiệu trong hội thảo.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đã ghi nhận với nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng đã tìm kiếm, thử nghiệm và triển khai nhiều giải pháp phòng, chống sạt lở và cũng đã trưởng thành hơn về nhận thức trong vấn đề này. Trong thời gian tới sẽ tiếp cận bằng các giải pháp tổng hợp như quy hoạch hệ thống đê biển, quản lý sử dụng đất, sinh kế của người dân vùng ven biển, phát triển hợp tác công tư, các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ; từ đó xây dựng kế hoạch, đề xuất hoạt động ưu tiên, lộ trình thực hiện và tìm kiếm nguồn lực; đưa những nội dung này vào kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp. Hy vọng, sau hội thảo sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực hơn trong vấn đề thích ứng với thách thức xói lở bờ biển, những thách thức do biến đối khí hậu và các nguyên nhân khác gây ra.

Công trình điện gió ở Bạc Liêu và công trình gây bồi rào chắn sóng ở Sóc Trăng

Công trình điện gió ở Bạc liêu và công trình gây bồi rào chắn sóng ở Sóc Trăng

Các đại biểu cũng được đi tham quan thực tế tại công trình điện gió ở Bạc Liêu và công trình gây bồi bằng rào chắn sóng chữ T ở Sóc Trăng.

 

Văn phòng thường trực BCĐ TW PCTT