Đường dây nóng cứu hộ, cứu nạn: 02437.333.664 - 02437.349.821 - 069.696.348 - Fax:02437.333.845

Thống kê truy cập Online: 308 Tổng số truy cập: 7,645,778

< 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 >

HỘI NGHỊ HIỂU BIẾT VỀ RỦI RO THIÊN TAI 2018 VÀ CUỘC HỌP NHÓM TƯ VẤN DIỄN ĐÀN TOÀN CẦU VỀ GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ KHÔI PHỤC THIÊN TAI(GFDRR)

Từ ngày 14/5 đến 18/5/2018, tại Thành phố Mexico, Cộng hòa Liên bang Mexico, Hội nghị về Hiểu biết vềrủi ro thiên tai đã được Ban điều hànhDiễn đàn toàn cầu Giảm thiểu rủi ro và khôi phụcthiên tai GFDRR1[1]chủ trì, phối hợp với Cơ quan Phòng chống thiên tai Quốc gia của Mexico (CENAPRED) tổ chức tại quần thể các di tích lịch sử thuộc Trung tâm thành phố Mexico. Chủ đề của Diễn đàn mùa xuân 2018 là “Sự gián đoạn, Kết nối và Tăng cường ảnh hưởng”. Mục tiêu nhằm nhấn mạnh vai trò của các số liệu về thảm họa, mức độ dễ bị tổn thương và tiếp xúc với thiên tai trong việc đưa ra các quyết định về giảm thiểu các rủi ro thiên tai.

 Ngoài phiên khai mạc chính thức có mặt đại diện các quốc gia và các đối tác , Diễn đàn gồm hơn 20 phiên kỹ thuật liên quan đến mọi khía cạnh của công tác quản lý thiên tai với trọng tâm là các phương thức hỗ trợ tài chính và các công cụ kỹ thuậthỗ trợ quá trình ra quyết định về giảm thiểu rủi ro thiên tai.Để tăng cường vai trò của Việt Nam và tiếp nhận những thông tin mới về quản lý rủi ro thiên tai, được sự hỗ trợ của Ban tổ chức Diễn đàn, Việt Nam đã cử đại diện từ các cơ quan: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham dự các phiên họp nêu trên.

Một trong những hoạt động trọng tâm của Diễn đàn GFDRR là Cuộc họp Nhóm tư vấn cấp cao tổ chức thường xuyên 2 lần/năm. Cuộc họp lần này tổ chức vào ngày 15/5/2018 trong khuôn khổ Hội nghị Hiểu biết vềrủi ro thiên tai nêu trên.Ban thư ký mời đại diện Tổng cục Phòng chống thiên tai Việt Nam tham gia thành viên Nhóm tư vấn với vai trò là đại diện các quốc gia đang phát triển. Đoàn công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai do Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng đoàn đã tham dự và có bài tham luận tại Cuộc họp.Cuộc họp có gần 100 đại biểu từ hơn 30 quốc gia đại diện đối tác của GFDRR và các tổ chức quốc tế liên vùng có liên quan tham gia. Nội dung cuộc họp nhằm mục đích

lấy góp ý định hướng các hoạt động ưu tiên trong năm 2019, kiểm điểm triển khai Chương trình Tăng cường tính chống chịu cho khu vực đô thị (CRP) và đề xuất một số hoạt động nhằm tăng cường ảnh hưởng của GFDRR tại một số khu vực lựa chọn. Theo đó, bốn Chương trình mới sẽ được Diễn đàn khuyến khích và hỗ trợ triển khai trong thời gian tới gồm: (i) Tăng cường tính chống chịu của cộng đồng, giới và người tàn tật, (ii) Chương trình trường học an toàn, (iii) Chương trình khắc phục tính kém ổn định và  giải quyết xung đột, (iv) Chương trình Tài chính và bảo hiểm thiên tai.(GFDRR là sáng kiến do Ngân hàng thế giới chủ trì đề xuất, được thành lập năm 2006 như một đối tác toàn cầu về GTRRTT)

 

Ảnh 1: Toàn cảnh Cuộc họp Nhóm tư vấn Diễn đàn GFDRR ngày 15/5/2018

Ông Francis Ghesquiere, Giám đốc Ban thư ký Diễn đàn cho biết, quan hệ đối tác giữa Việt Nam và GFDRR sẽ góp phần quan trọng nhằm tăng cường đối thoại toàn cầu về biến đổi khí hậu và quản lý thiên tai và các nỗ lực mới trong giảm thiểu thiên tai và khí hậu cực đoạn tại các quốc gia đang phát triển. Những phát biểu, đóng góp ý kiến của Đoàn Việt Nam liên quan đến nội dung cuộc họp đã được Ban thư ký tiếp thu đưa vào biên bản cuộc họp và đã được các đại biểu tham dự thông qua.

 

Ảnh 2: Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trường Sơn phát biểu tham luận tại cuộc họp

Phát biểu tại Cuộc họp Nhóm Tư vấn toàn cầu, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh “Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được cam kết mạnh mẽ của Ngân hàng Thế giới để giúp duy trì những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai gia tăng. Chúng tôi cũng hy vọng tìm hiểu thêm từ thực tiễn toàn cầu, đặc biệt là sự tham gia và phối hợp của các bên liên quan, bao gồm cả khu vực tư nhân trong quản lý rủi ro thiên tai. Điều này sẽ khuyến khích việc áp dụng các biện pháp có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và do đó giúp xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn đối với thiên tai”.

 

Lê Quang Tuấn - VP TT BCĐ TW PCTT