Đường dây nóng cứu hộ, cứu nạn: 02437.333.664 - 02437.349.821 - 069.696.348 - Fax:02437.333.845

Thống kê truy cập Online: 196 Tổng số truy cập: 7,633,397

< 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 >

Báo cáo nhanh tình hình ứng phó và thiệt hại bước đầu do bão số 10 (tính đến 17h00 ngày 15/9/2017)

Tải về

BÁO CÁO NHANH

Tình hình ứng phó và thiệt hại bước đầu do bão số 10

(tính đến 17h00 ngày 15/9/2017)

 

I. DIỄN BIẾN CỦA CƠN BÃO SỐ 10

- Hồi 08h00 ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,7  độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 15.

- Đến 12h00 ngày 15/9 bão số 10 đã đổ bộ vào các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15.

- Hồi 17h00 ngày 15/9, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 105,3 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12.

Dự báo: Trong 06 giờ tới bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực Trung Lào. Trong đêm nay và ngày mai (16/9), ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Thanh Hóa, các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa 50-150mm, có nơi trên 200mm. Riêng các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình từ ngày mai mưa giảm nhanh.

II. TÌNH HÌNH MƯA, LŨ

1. Lượng mưa từ 19h00 ngày 14/9 đến 13h00 ngày 15/9: tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như:

Hà Tĩnh (Hà Tĩnh)

260 mm

 

Đồng Tâm (Quảng Bình)

349 mm

Hương Khê (Hà Tĩnh)

287 mm

 

Cồn Cỏ (Quảng Trị)

288 mm

Tuyên Hóa (Quảng Bình)

345 mm

 

Đông Hà (Quảng Trị)

211 mm

2. Lượng mưa đợt: từ ngày 14/9 đến 13h00 ngày 15/9, tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị lượng mưa phổ biến từ 150-250mm; các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam lượng mưa phổ biến 100-200mm; một số trạm có mưa lớn như:

Hà Tĩnh (Hà Tĩnh)

260 mm

 

Gia Vòng (Quảng Trị)

358 mm

Chu Lễ (Hà Tĩnh)

262 mm

 

Cửa Việt (Quảng Trị)

381 mm

Đồng Tâm (Quảng Bình)

358 mm

 

Đông Hà (Quảng Trị)

308 mm

Kiến Giang (Quảng Bình)

315 mm

 

Nam Đông (T.T.Huế)

291 mm

Ngoài ra, theo số liệu mưa từ Hệ thống đo mưa chuyên dùng tại các địa phương (Vrain), lượng mưa từ 19h00 ngày 14/9 đến 13h00 ngày 15/9, một số khu vực có mưa to, có nơi mưa rất to như: Hương Quang (Hà Tĩnh) 196mm; Tân Hóa (Quảng Bình) 345 mm.

3. Tình hình lũ:

Từ nay đến ngày 17/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ xuất hiện 1 đợt lũ, trong đợt lũ này, mực nước trên các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình lên mức báo động BĐ2-BĐ3; các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế lên mức BĐ1.

Mực nước lúc 16h00 ngày 15/9 trên các sông như sau:

- Sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 11,71m, dưới báo động (BĐ)2 là 0,29m; tại Hòa Duyệt: 6,34m, dưới mức BĐ1;

- Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 8,01m, dưới BĐ1; 

- Sông La tại Linh Cảm: 2,88m, dưới BĐ1; 

- Sông Gianh tại Đồng Tâm 12,42m, trên BĐ2 là 0,42m; tại Mai Hóa: 5,24m, trên BĐ2 là 0,24m; 

- Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy 2,27m, trên BĐ2 0,07m;

- Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn: 2,49m, mức BĐ1.

III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BÃO SỐ 10

1. Trung ương:

- Chiều ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 10 và mưa lũ tại các tỉnh: Huế, Quảng Trị, Quảng Bình.

- Sáng ngày 15/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến Văn phòng thương trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 10. Ngay sau đó Phó Thủ tướng đã dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đi kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão và mưa lũ tại tỉnh Hà Tĩnh.

- Ngày 15/9, Bộ trưởng – Trưởng ban Nguyễn Xuân Cường đã cùng đoàn công tác của Ban Chỉ đạo TW về PCTT tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 10 tại tỉnh Hà Tĩnh.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã chỉ đạo và huy động lực lượng gồm 147.293 cán bộ chiến sỹ Quân khu 4; 600 cảnh sát cơ động và các phương tiện, trang thiết bị để hỗ trợ các tỉnh ứng phó với bão số 10.

- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo biên phòng tuyến biển phối hợp với các địa phương: kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền; sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

- Ngày 15/9/2017, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã có các Công điện số 64/CĐ-TW điện Công ty thủy điện Sơn La đóng 01 cửa xả đáy vào hồi 11h00 ngày 15/9 và 65/CĐ-TW điện Công ty thủy điện Hòa Bình đóng 01 cửa xả đáy vào hồi 15h00 ngày 15/9.

- Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương thường xuyên cập nhật các bản tin dự báo về diễn biến của cơn bão số 10 để chuyển các cơ quan chức năng và địa phương để chủ động phòng tránh.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng liên tục phát tin về tình hình bão số 10, mưa, lũ và công tác chỉ đạo để các cấp chính quyền và nhân dân chủ động ứng phó;

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến, thiệt hại, công tác ứng phó khắc phục hậu quả của bão, mưa lũ.

2. Triển khai thực hiện ở địa phương

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế triển khai quyết liệt việc sơ tán dân tại các tàu thuyền, khu nuôi trồng thủy, hải sản, vùng thấp trũng ven biển, cửa sông; kiểm tra đảm bảo an toàn công trình hạ tầng,  hồ đập.

- Đến 15h00 ngày 14/9, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi đã ban hành lệnh cấm biển.

- Tỉnh Nghệ An đã huy động 9.972 cán bộ chiến sỹ (Quân sự 1.500 người ở 24 đơn vị, Biên phòng 239 người, Công An 1.200 người cán bộ chiến sỹ 100% lực lượng). Phương tiện: Tàu cứu hộ cứu nạn: 5 cái; Xuồng, ca nô: 63 cái; xe ca:30; xe tải: 17; cầu vượt sông tạm: 8 bộ.

- Hà Tĩnh đã huy động 11.979 cán bộ chiến sỹ (Quân sự 10.979 người với 30 phương tiện, Biên phòng 500 người với 10 ôtô, 3 Canô, Công An 1.000 người).

- Quảng Bình đã huy động 100% cán bộ chiến sỹ lực lượng Quân sự, Biên phòng và Công an để sẵn sàng triển khai ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

- Nghiêm túc triển khai thực hiện theo nội dung Công điện số 1369/CĐ-TTg ngày 13/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo và các Bộ, ngành liên quan.

3. Công tác kiểm đếm tàu thuyền

Theo báo cáo của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tính đến 6h00 ngày 15/9, Biên phòng tuyến biển đã phối hợp với Ban chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho: 70.904 tàu/292.531 lao động biết vị trí, diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm, trong đó:

- Không còn tàu thuyền nào hoạt động trong khu vực từ 13,0-19,0 độ Vĩ Bắc (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa).

- Hoạt động ở khu vực biển khác: 4.760 tàu/37.655 lao động.

- Neo đậu tại các bến: 66.144 tàu/255.306 lao động.

- Về cứu hộ tàu thuyền: Ngày 15/9 Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, Hải quân vùng 3 đã phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh Đà Nẵng Quảng Ngãi, Bình Định triển khai lực lượng, phương tiện tiếp cận, lai dắt 01 tàu/08 lao động về nơi an toàn và cứu vớt đưa 12 người/3 tàu bị chìm (QNg 98687TS: 2 người, QNg 94628TS: 7 người và QNg 44011TS: 3 người).

4. Tình hình sơ tán dân

Tính đến 12h00 ngày 15/9, các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị đã tổ chức sơ tán tổng số 33.998 hộ/116.525 người. Trong đó: Nghệ An 4.332 hộ/17.575 người; Hà Tĩnh 11.593 hộ/43.556 người; Quảng Bình 11.110 hộ/33.541 người; Quảng Trị 6.562 hộ/20.444 người; T.T. Huế 401 hộ/1.409 người.

 IV. TÌNH HÌNH THIỆT HẠI

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, thiệt hại bước đầu tính đến 17h00 ngày 15/9 như sau:

1.     Về người:

- Người chết: 04 người (Thanh Hóa: 01 người; Nghệ An: 01 người; Quảng Bình: 01 người; Huế: 01 người).

- Người bị thương: 08 người (Nghệ An: 01 người; Quảng Bình: 06 người; Huế: 01 người).

2. Nhà cửa:

- Nhà bị sập: 19 nhà (Quảng Bình: 13 nhà; Quảng Trị: 05 nhà; Huế: 01 nhà).

- Nhà bị tốc mái, hư hỏng: 23.968 nhà (Hà Tĩnh: 23.219 nhà; Quảng Trị: 85 nhà; Huế: 608 nhà). Ngoài ra còn nhiều nhà bị tốc mái hư hỏng ở Quảng Bình đến nay chưa có số liệu thống kê cụ thể.

- Nhà bị ngập: 5.489 nhà (Hà Tĩnh: 3.989 nhà; Quảng Bình: 1.500 nhà).

- Nhiều trường học, công trình công cộng bị tốc mái, hư hỏng chưa có số liệu thống kê.

3. Truyền Thông và lưới điện: 01 cột truyền hình tại thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị gãy đổ; 1.142 cột điện hạ thế bị đổ gãy; 1.703 cột điện hạ thế bị nghiêng. Tổng số khách hàng bị mất điện là 1.307.000, đến nay đã khôi phục cấp điện trở lại cho 165.198 khách hàng (đạt 13%).

4. Tàu thuyền: 04 tàu bị chìm ở Quảng Ngãi; 05 ghe máy bị chìm ở Huế.

5. Đê điều:

- Sạt đê Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An  dài 50m, nước tràn vào đồng;

- Vỡ đê biển Tả Nghèn, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh dài 25m và trôi cống Kho Muối;

- Sạt lở đê biển Cẩm Hà – Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên dài 2.000m

- Đê biển huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định sóng đánh tràn qua mặt đê gây sạt lở mái phía đồng 02 đoạn dài 1.800m (xã Hải Hòa: 600m; xã Hải Thịnh: 1.200m). Hiện nay tỉnh đang huy động lực lượng trải bạt gia cố mái phía đồng.

- Sập hệ thống đóng mở cống Đồng Màu, đê hữu sông Mã, xã Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn. Hiện địa phương đang huy động các lực lượng, phương tiện để xử lý.

6. Về xã lũ hồ chứa

6.1. Hồ thủy điện:

Khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có 04/27 hồ chứa thủy điện đang xả tràn bao gồm: Thanh Hóa: Trung Sơn (105 m3/s); Nghệ An: Thủy điện Chi Khê (255 m3/s); Hà Tĩnh – Quảng Bình: Hố Hô (34 m3/s); Quảng Nam: Sông Bung 5 (39 m3/s);

6.2. Hồ thủy lợi:

Các hồ có cửa van: Tổng số 07/32 hồ lớn có cửa van đang xả tràn: Thanh Hóa: Hồ Cửa Đạt xả 700 m3/s; Hà Tĩnh: Kim Sơn, Thương Sông Trí, Tàu Voi, Bộc Nguyên xả 20 m3/s, Kẻ Gỗ xả 150 m3/s, Sông Rác 30 m3/s.

Đến thời điển hiện tại chưa có thông tin về sự cố.

V. NHỮNG CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI TIẾP THEO

1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ hoàn lưu bão số 10 nhất là tình hình mưa lũ gây ra  sau bão.

2. Tổ chức cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, động viên gia đình có người bị thiệt mạng.

3. Tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại, huy động lực lượng hỗ trợ dân sửa chữa nhà ở, kiên quyết không để người dân nào bị đói, rét, thiếu nước uống. Rà soát việc dự trữ các mặt hàng thiết yếu, giống cây trồng, cơ số thuốc để sẵn sàng cung cấp sớm ổn định dân sinh, khôi phục sản xuất.

4. Huy động lực lượng khẩn trương xử lý các sự cố về đê điều; khôi phục hệ thống lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc; thu dọn cây bị đổ, gẫy, san gạt đất đá sạt lở đảm bảo an toàn giao thông; vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh phát sinh.

5. Kiểm tra, rà soát các trọng điểm xung yếu về lũ quét, sạt lở đất để kịp thời di dời dân đến nơi an toàn đảm bảo an toàn về người và tài sản.

6. Bố trí lực lượng hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn ngập lũ, các đoạn đường bị sạt lở hoặc có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, các bến đò ngang, đồng thời nghiêm cấm người dân vớt gỗ, củ trên các sông, suối để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện

7. Các lực lượng quản lý hồ chứa, đê điều theo dõi chặt chẽ diễn biến công trình nhất là tại những trọng điểm xung yếu đã tích đầy nước, những công trình đang thi công, sửa chữa dở dang, những hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý để xử lý kịp thời các sự cố xảy ra đảm bảo an toàn công trình.

8. Chỉ đạo vận hành điều tiết các hồ chứa thủy điện, hồ chứa thủy lợi xả lũ theo đúng quy trình vận hành để đảm bảo an toàn công trình, hạn chế ngập lụt khu vực hạ du.

9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về diễn biến mưa lũ, công tác khắc phục hậu quả và phổ biến các kỹ năng phòng tránh, khôi phục để người dân chủ động thực hiện giảm thiểu thiệt hại./.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TWPCTT